Giấm ăn
Axít axetic, hay còn gọi là etanoic, là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Phân tử gồm nhóm methyl (-CH3) liên kết với nhóm carboxyl (-COOH).
Giấm là axít axetic nồng độ từ 2–6%. Giấm được điều chế bằng cách lên men rượu etylic. Axít axetic còn có thể được điều chế từ axetilen, cracking dầu mỏ hoặc chưng gỗ.
Phân loại
Giấm gạo
Giấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp. Loại giấm nầy được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Hàn quốc, Nhật bản, Trung quốc và Việt nam. Giấm gạo có thể có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen.
Giấm trắng có màu trong suốt đến vàng nhạt thường được làm từ rượu gạo. Đây là loại thông dụng nhất, được dùng ở hầu hết các nước châu Á. Nó có nồng độ acid acetic cao nhất trong các loại nấm gạo.
Giấm đỏ được làm từ gạo Hồng do có mùi vị đặc trưng nhưng ít chua hơn giấm trắng. Loại giấm nầy được sản xuất ở Trung quốc nên được đồng bào ta gọi là giấm Tiều hay giấm Tàu. Ở Việt nam, giấm đỏ là một loại gia vị không thể thiếu trong những tiệm mì do người Việt gốc Hoa làm chủ.
Giấm đen được làm từ gạo nếp than ít chua hơn cả giấm đỏ, nhưng có mùi vị nồng hơn. Loại giấm được dùng phổ biến ở miền nam Trung quốc để ướp thức ăn và làm nước chấm.
Giấm táo
Giấm táo được làm từ nước táo cho lên men thành rượu, sau đó thành giấm. Giấm thường có màu vàng nhạt. Kinh nghiệm dân gian ở Mỹ cho rằng giấm táo có khả năng trị được bá bệnh, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào xác định được điều nầy.
Giấm nho
Giấm nho được làm từ rượu vang (rượu nho). Loại giấm nầy có màu vàng nhạt hay đỏ, tùy thuộc vào màu sắc của rượu vang. Loại giấm này được phổ biến ở vùng Địa Trung Hải, nơi sản xuất nhiều rượu vang.
(Tổng hợp từ internet - đã được thẩm định)