Photpho - P

2014-01-13 18:14

Ứng dụng

    Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất axit photphoric, phần còn lại chủ yếu dùng trong sản xuất diêm. Ngoài ra, photpho còn được dùng vào mục đích quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói,...

    Sau đây là một số ứng dụng cụ thể của photpho:

  • Các phốtphat được dùng trong sản xuất các loại thủy tinh đặc biệt được sử dụng trong các loại đèn hơi natri.
  • Tro xương, photphat canxi, được sử dụng trong sản xuất đồ sứ.
  • Tripolyphotphat natri được sản xuất từ axít phốphoric được sử dụng trong bột giặt ở một số quốc gia, nhưng lại bị cấm ở một số quốc gia khác.
  • Axit photphoric được sản xuất từ phốtpho nguyên tố được sử dụng trong các ứng dụng như các đồ uống chứa soda. Axít này cũng là điểm khởi đầu để chế tạo các phốtphat cấp thực phẩm. Các hóa chất này bao gồm photphat monocanxi được dùng trong bột nở và tripoly photphat natri và các phốtphat khác của natri. Trong số các ứng dụng khác, các hóa chất này được dùng để cải thiện các đặc trưng của thịt hay phó mát đã chế biến. Người ta còn dùng nó trong thuốc đánh răng. Photphat trinatri được dùng trong các chất làm sạch để làm mềm nước và chống ăn mòn cho các đường ống/nồi hơi.
  • Phốtpho được sử dụng rộng rãi để sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa phốtpho, thôngqua các chất trung gian như clorua photpho và sulfua photpho. Các chất này có nhiều ứng dụng, bao gồm các chất làm dẻo, các chất làm chậm cháy, thuốc trừ sâu, các chất chiết và các chất xử lý nước.
  • Nguyên tố này cũng là thành phần quan trọng trong sản xuất thép, trong sản xuất đồng thau chứa phốtpho và trong nhiều sản phẩm liên quan khác.
  • Phốtpho trắng được sử dụng trong các ứng dụng quân sự như bom lửa, tạo ra các màn khói như trong các bình khói và bom khói, và trong đạn lửa.
  • Phốtpho đỏ được sử dụng để sản xuất các vỏ bao diêm an toàn, pháo hoa và nhất là metamphetamin (C10H15N).
  • Với một lượng nhỏ, phốtpho được dùng như là chất thêm vào cho các loại bán dẫn loại n.
  • Phốtpho P32 và phốtpho P33 được dùng như là các chất phát hiện dấu vết phóng xạ trong các phòng thí nghiệm hóa sinh học.

Vai trò sinh học

    Photpho rất cần cho người và động vật. Trong cơ thể người, khoảng 90% photpho tập trung ở xương, khoảng 10% tập trung ở các cơ, gần 1% ở các tế bào não (dưới dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ).
    Viện sĩ  A.E.Fecman (1883 - 1945) gọi photpho là "nguyên tố của sự sống và tư duy".
    Người lao động trí óc cần lượng photpho nhiều hơn để không bị suy mòn các tế bào thần kinh giữ chức năng chuyển tải những suy nghĩ khi làm việc bằng trí óc. Nếu cơ thể thiếu photpho thì giảm khả năng làm việc, loạn thần kinh chức năng và sự trao đổi chất sẽ bị rối loạn. Ăn các loại rau quả như xà lách, đỗ, cà rốt, cà chua, dưa chuột, cà tím, ớt ngọt, dâu tây, mơ,... sẽ bổ sung cho cơ thể lượng photpho thiếu hụt. Các thực phẩm giàu photpho có nguồn gốc động vật gồm thịt nác, óc, gan bò, cà, trứng và các sản phẩm của sữa.

Phòng ngừa

    Đây là nguyên tố có độc tính với 50 mg là liều trung bình gây chết người (phốtpho trắng nói chung được coi là dạng độc hại của phốtpho trong khi phốtphat và orthophốtphat lại là các chất dinh dưỡng thiết yếu).

    Thù hình phốtpho trắng cần được bảo quản dưới dạng ngâm nước do nó có độ hoạt động hóa học rất cao với ôxy trong khí quyển và gây ra nguy hiểm cháy và thao tác với nó cần được thực hiện bằng kẹp chuyên dụng do việc tiếp xúc trực tiếp với da có thể sinh ra các vết bỏng nghiêm trọng. Ngộ độc mãn tính phốtpho trắng đối với các công nhân không được trang bị bảo hộ lao động tốt dẫn đến chứng chết hoại xương hàm. Nuốt phải phốtpho trắng có thể sinh ra tình trạng mà trong y tế gọi là "hội chứng tiêu chảy khói".

    Các hợp chất hữu cơ của phốtpho tạo ra một lớp lớn các chất, một số trong đó là cực kỳ độc. Các este florophotphat thuộc về số các chất độc thần kinh có tác dụng mạnh nhất. Một loạt các hợp chất hữu cơ chứa phốtpho được sử dụng bằng độc tính của chúng để làm các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm ,…. Phần lớn các phốtphat vô cơ là tương đối không độc và là các chất dinh dưỡng thiết yếu.

    Khi phốtpho trắng bị đưa ra ánh sáng Mặt Trời hay bị đốt nóng thành dạng hơi ở 250 °C thì nó chuyển thành dạng phốtpho đỏ, và nó không tự cháy trong không khí, do vậy nó không nguy hiểm như phốtpho trắng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nó vẫn cần sự thận trọng do nó cũng có thể chuyển thành dạng phốtpho trắng trong một khoảng nhiệt độ nhất định và nó cũng tỏa ra khói có độc tính cao chứa các oxit phốtpho khi bị đốt nóng.

Tổng hợp từ nhiều nguồn (Tài liệu được thẩm định)